Xe nhập khẩu gặp khó tại Việt Nam giai đoạn đầu năm 2018
Hàng loạt những mẫu xe nhập khẩu được người Việt ưu chuộng, săn đón trong thời gian gần đây như Toyota Fortuner, Toyota Wigo, Ford Ranger sẽ rơi vào tình trạng khan hàng trong những ngày cuối năm 2017 và cả đầu năm 2018. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ nghị định 116/2017 NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành cách đây không lâu.
Những vướng mắc trong nghị định 116 khiến xe nhập khẩu gặp khó
Cụ thể nội dung trong nghị định 116/2017 NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rằng các doanh nghiệp phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.
Trong khi đó, hệ thống các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp phép cho các loại giấy tờ liên quan đến ô tô sản xuất và xuất khẩu thì lại không giống nhau.
Xem thêm: Nghị định 116 của chính phủ ảnh hưởng đến xe Lexus như thế nào ?
VD: Nhật Bản và Mỹ không có tổ chức nào cấp giấy “Chứng nhận xe xuất xưởng” cho xe nhập khẩu.

Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2017 vừa qua gây ảnh hưởng lớn đến toàn thị trường ô tô Việt Nam
Chưa kể, nhiều nội dung mới trong nghị định còn có những yêu cầu khắt khe như: Bắt buộc từng lô xe khi thông quan hải quan phải được kiểm định ngẫu nhiên (thay chỉ kiểm tra 1 xe cho cả 1 model trong 1 năm như trước đây). Việc này gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp và kéo dài thời gian xe nằm cảng..
Việc nghị định mới ban hành đã trở thành một “rào cản” lớn cho doanh nghiệp trong việc đưa những chiếc xe nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Nghị đinh bắt buộc các doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu ôtô sau khi được Bộ công thương cấp giấy phép kinh doanh theo quy định tại nghị định 116.

Một số điều khoản trong nghị định 116 với xe nhập khẩu
Đứng trước quy định có phần “ngặt nghèo” này, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang phân phối những dòng xe nhập khẩu trong nước. Đồng thời thông báo cho khách hàng về việc cắt giảm hay hủy đơn hàng xe nhập về Việt Nam trong tháng 1, tháng 2 và thậm chí lâu hơn, khiến hàng loạt những mẫu xe được người Việt săn đón nhiều nhất rơi vào tỉnh cảnh khan hàng.
Những mẫu xe “HOT ”sẽ khan hàng trong nửa đầu năm 2018
Toyota Wigo, Yaris, Fortuner, Prado…
Cái tên đầu tiên phải nhắc đến là Toyota Wigo.
Wigo không hẳn hấp dẫn ở thiết kế hay những tính năng trang bị, bởi đơn giản nó là mẫu xe dự kiến sẽ là giá rẻ nhất của Toyota. Nhưng chính thế, nó lại là hấp dẫn bởi nhu cầu khách hàng tại phân khúc này là rất lớn.

Toyota Wigo được chờ đón bởi xe hơi với số đông người dân Việt Nam vẫn đang là mơ ước. Giá rẻ, nhập khẩu, thương hiệu Nhật Bản,..là những thế mạnh của Wigo
Dù không thiếu những cái tên cạnh tranh khác tại phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ, khoảng giá dưới 400 triệu đồng. Tuy nhiên lợi thế gắn trên mình chiếc logo “3 hình elip” đã khiến Wigo rất được chờ đón. Chưa kể, đây là một mẫu xe nằm trong diện được giảm giá theo hiệp định AFTA (hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN).
Mẫu xe mới của hãng xe Nhật Bản được ra mắt tại triển lãm ô tô Việt Nam (VMS) 2017 và nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Toyota Wigo là thuộc mẫu hatchback cỡ nhỏ rất phù hợp khi đi trong những thành phố lớn chật trội, đông đúc. Wigo được đánh giá là dòng xe chủ lực của hãng Toyota trong “cuộc chiến” với những mẫu xe cùng phân khúc như: Kia Morning, Hyundai Grand i10 hay Chevrolet Spark.
Giá bán của Wigo đã được các đại lý của Việt Nam tiết lô và họ đồng ý cho khách hàng đặt cọc mẫu xe này từ tháng 10. Tuy nhiên do nghị định 116 vừa có hiệu lực nên thời điểm Toyota Wigo về Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

SUV đa dụng Toyota Fortuner sau khi chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, lại càng thêm lý do để được ưa chuộng
Cùng với Wigo, các mẫu xe ToyotaYaris, Toyota Fortuner, Land Cruiser Prado… vốn đang rất “hót” trên thi trường xe hơi hiện nay cũng đang rơi vào cảnh “éo le”. Theo các đại lý ở Việt Nam khẳng định mẫu xe này hiện còn rất ít. Muốn nhập về thêm nhiều khả năng phải đợi đến giữa năm 2018 mới có hàng. Mức giá của mẫu xe này có thể biến động bởi những chính sách thuế mới.
Ford Ranger, Ford Explorer
Ngoài Toyota, hãng xe rất nổi tiếng ở Việt Nam là Ford cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Mới đây, Ford Việt Nam đã thông báo rằng họ sẽ không nhận đặt hàng 2 mẫu xe Ranger và Explorer từ các đại lý trên toàn quốc cho đến hết tháng 2/2018. Đây là một thông tin khiến rất nhiều khách hàng lo lắng bởi dip cuối năm chính là thời điểm họ có nhu cầu mua xe rất lớn. Tuy nhiên do khan hiếm hàng mà rất có thể họ sẽ phải chờ đợi thêm vài tháng nữa mới có được chiếc xe yêu thích của mình.
Ranger thì quá vang danh với vị thế là chiếc xe bán tải bán chạy nhất Việt Nam. Thậm chí có những thời điểm vượt lên là chiếc xe bán chạy nhất Việt Nam. Trong khi đó Explorer dù mới ra mắt nhưng cũng rất được ưa chuộng bởi thiết kế mạnh mẽ, nam tính và đầy tiện nghi như một chiếc xe hạng sang đa dụng cho gia đình.
Lexus, Land Rover, BMW
Tại phân khúc hạng sang, Lexus không nằm ngoại lệ khi mà tất cả các xe chính hãng đều nhập từ Nhật Bản. Trước đó thời điểm 1/72016 Lexus đã từng bị ảnh hưởng rất nặng nề với chính sách điều chỉnh thuế TTĐB theo dung tích xi lanh.

Lexus LS500h, RX450h 2018 lỗi hẹn ra mắt với khách hàng Việt trong quý I 2018.
Với NĐ 116, trước mắt các mẫu xe chủ lực của đơn vị như RX350, NX300 (vừa mới ra mắt tháng 11) đều rơi vào tình trạng “cháy hàng”. Sau đó, các mẫu xe tuyệt đẹp khác như LS500, LS500h, RX350L 7 chỗ, RX450h.. có thể sẽ phải hoãn kế hoạch ra mắt. (Trước đó, kế hoạch ra mắt của các mẫu xe này đều là trong quý I/2018. Tuy nhiên theo những thông tin mới nhất cập nhật, Toyota Việt Nam đang nỗ lực thực hiện những thủ tục pháp lý cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ quy định tại nghị định 116. Cùng với nhiều điều khoản tại nghị định đã được xem xét giải quyết thì việc ngày xuất hiện trở lại của các mẫu xe Lexus tuyệt đẹp sẽ là không xa.
Các hãng xe sang, xe nhỏ tại Việt Nam, từ các nhà nhập khẩu chính hãng hay tư nhân.. họ mong chờ chính phủ sẽ có những phương án “nới lỏng” trong việc nhập khẩu xe. Nếu không tình trạng hàng loạt các mẫu xe nhập khẩu như Toyota Fortuner, Ford Ranger sẽ trở nên khan hàng và đội giá lên trong thời gian tới là điều không thể tránh khỏi. Thiệt cho các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, sau cùng lại vẫn chính là khách hàng.